[tintuc]

Tại sao CPU i3 lại đắt hơn i7 ?
Tại sao ông này bán i3 giá đắt vậy ?
Tại sao cửa hàng này bán i7 lại rẻ bèo vậy ?????
Câu hỏi đặt ra rất rất nhiều xung quanh i3, i5 ,i7
Khái niệm i3 yếu hơn i7 , i7 mạnh hơn i5 thì ai cũng biết
Nhưng : nó mạnh hơn khi so sánh cùng thế hệ , cùng đời hay cùng năm ta mới đem so sánh như vậy được .
Đầu tiên sơ qua , ta phải biết CPU có bao nhiêu dạng , bao nhiêu đời , và bao nhiêu thế hệ ..
CPU được chia làm các loại như sau, sắp xếp theo giá rất rẻ , rẻ, trung bình , cao , cao cấp
nó được sắp xếp theo thứ tự :
CPU Intel Celeron -> CPU Intel Pentium -> Intel Core i -> CPU Intel Xeon 

Đến 2019, đã có 9 thế hệ CPU Core I xuất hiện thay thế vị trí của nhau trên thị trường chip xử lý máy tính. 

Nahalem (Thế hệ thứ nhất)   - Năm 2010

Kiến trúc Nehalem trên Core i được Intel thiết kế để thay thế kiến trúc Core 2 cũ, Nehalem vẫn được sản xuất trên quy trình 32nm. Với Core I thế hệ Nehalem, Intel lần đầu tiên đã tích hợp công nghệ Turbo Boost cùng với Hyper Threading (công nghệ siêu phân luồng - HT) trên cùng một con chip giúp tăng hiệu năng đáng kể so với các thế hệ chip xử lý trước.
Ví dụ tiêu biểu : i3-320M . i5-520M . i7-460M  - Nhận biết : CPU 3 số . 
 ......nền tảng Graphic :  Intel Media Accelerator HD 
laptop-tai-hue



Sandy Bridge (Thế hệ thứ 2) - Năm 2011

Sandy Bridge là người kế nhiệm kiến trúc Nehalem. Kiến trúc Sandy Bridge vẫn tiếp tục sử dụng quy trình 32nm nhưng so với Nehalem GPU (nhân xử lý đồ họa) với CPU (bộ vi xử lý trung tâm) đã cùng được sản xuất trên quy trình 32 nm và cùng năm nằm trên một đế. Thiết kế này giúp giảm diện tích và tăng khả năng tiết kiệm điện nhờ CPU và GPU sẽ sử dụng chung bộ nhớ đệm.
Ngoài ra, năng lực mã hóa, giải mã video cũng được tăng đáng kể với tính năng Intel Quick Sync Video.Tính năng Turbo Boost cũng được nâng cấp với phiên bản 2.0.
Ví dụ tiêu biểu : i3-2330M . i5-2520M . i7-2520M . i7-2620QM  - Nhận biết : CPU 4 số . ,đầu số 2xxxM 
Nền tảng Graphic : Intel HD Graphic 3000


Ivy Bridge (Thế hệ thứ 3) - Năm 2012

So với Sandy Bridge, Ivy Bridge của Intel  đã sử dụng quy trình sản xuất mới 22 nm và sử dụng công nghệ bóng bán dẫn 3D Tri-Gate. Quy trình sản xuất mới giúp giảm diện tích đế mà vẫn tăng đáng kể số lượng bóng bán dẫn trên CPU.
Ivy Bridge còn tích hợp sẵn chip đồ họa hỗ trợ DirectX 11 như HD 4000, có khả năng phát video siêu phân giải và xử lý các nội dung 3D.
Ví dụ tiêu biểu : i3-3110M . i5-3230M . i7-3540M . i7-3630QM  - Nhận biết : CPU 4 số . ,đầu số 3xxxM 
Ví dụ tiêu biểu : i3-3217u - i5-3337U - i7-3337u
Nền tảng Graphic : Intel HD Graphic 4000



Haswell (Thế hệ thứ 4) - Năm 2013

Thế hệ chip xử lý Haswell được tập trung vào những thiết bị “2 trong 1”. Intel đã giảm kích thước vi xử lí Core cho phép sản xuất những mẫu ultrabook mỏng hơn, mà còn giúp cho ra đời những thiết bị 2 trong 1 (hay còn gọi là thiết bị lai giữa laptop và tablet) mỏng hơn. Chip quản lý nhiệt trên Haswell cũng giúp các thiết bị ultrabook chạy mát mẻ hơn.
Haswel cũng được Intel tuyên bố là sẽ tiết kiệm điện năng gấp 20 lần so với Sandy Bridge ở chế độ chờ trong khi hiệu năng đồ họa cũng tăng đáng kể. Bên cạnh việc nâng cấp từ chip đồ họa Intel HD 4000, Intel còn bổ sung thêm dòng chip đồ họa mạnh mẽ Iris/ Iris Pro dành cho các chip cao cấp.
Ví dụ tiêu biểu : i3-4010M . i5-4310M . i7-4810M . i7-4810MQ 
Ví dụ tiêu biểu : i3-4005u - i5-4200U - i7-4600u
 - Nhận biết : CPU 4 số . ,đầu số 4xxxM  , 4xxxU
Nền tảng Graphic : Intel HD Graphic 4400 , HD Graphic 4600



Broadwell (Thế hệ thứ 5) - Năm 2014

Broadwell không phải là phiên bản thay thế hoàn toàn cho Haswell mà chỉ thay thế tiến trình sản xuất xuống còn 14nm giúp tiết kiệm điện năng hơn 30%. Điểm mới trên thế hệ Broadwell đáng chú ý là phần cứng giải mã video Intel Quick Sync hỗ trợ mã hóa và giải mã VP8, tích hợp các GPU mới gồm Series Intel HD Garphics 5000 và Iris 6100, Iris Pro 6200/6300P.
Ngoài ra, ở thế hệ Broadwell này, Intel cho ra mắt thêm một dòng chip mới là Intel Core M với dạng thiết kế SoC (giống trên chip xử lý smartphone) dành riêng cho các thiết bị máy tính bảng hoặc Ultrabook cực mỏng nhẹ.
Ví dụ tiêu biểu : i3-5005u - i5-5200U - i7-5600u
 - Nhận biết : ix-5xxxU 
Nền tảng Graphic : Intel HD Graphic 5000 

Skylake (Thế hệ thứ 6) - Năm 2015

CPU Intel Skylake vẫn xây dựng trên tiến trình 14nm và sử dụng Socket LGA1151 nên sẽ không ương thích với các mainboard LGA1150 đang dùng trên thế hệ Haswell và Broadwell. Điểm nhấn của Skylake là hỗ trợ chuẩn RAM DDR4, chuẩn xuất hình ảnh HDMI 2.0 (4K 60Hz).
Đặc biệt đây là phiên bản đầu tiên hỗ trợ cổng kết nối ThunderBolt 3 giúp truyển tải dữ liệu nhanh hơn, gắn thêm dock đồ họa rời xử lý các tác vụ nặng đồ họa, chơi game và công nghệ thực tế ảo (VR) đang phát triển mạnh mẽ.
Ví dụ tiêu biểu : i3-6006u - i5-6200U - i7-6600u
 - Nhận biết : ix-5xxxU 
Nền tảng Graphic : HD Intel® 520 

Kabylake (Thế hệ thứ 7)  Năm 2016

Người kế nhiệm tiếp theo cho Skylake đó chính là Kabylake. Ở thế hệ thứ bảy này tiến trình sản xuất đã được nâng cấp lên thành 14nm+ giúp tăng hiệu năng và tiết kiệm năng lượng hơn. Với việc bùng nổ của công nghệ thực tế ảo, Kabylake tập trung hỗ trợ vào khả năng xử lý hình ảnh với độ phân giải 4K trở lên, các video 360o
Đồng thời thế hệ Kabylake cũng hướng đến các game thủ với hiệu năng xử lý đồ họa. Kết hợp với khả năng kết nối 4 cổng ThunderBolt 3 sẽ giúp trải nghiệm hình ảnh các tựa game khủng hiện nay trở nên sống động và trung thực nhất. Đặc biệt là các trải nghiệm game VR.
Ví dụ tiêu biểu : i3-7007u - i5-7200U - i7-7600u
 - Nhận biết : ix-7xxxU 
Nền tảng Graphic : : HD Intel® 620  

Nền tảng Graphic : 

Coffeelake (Thế hệ thứ 8) Năm 2017

Tại CES 2017 vừa rồi, Intel có nói về thế hệ tiếp theo của dòng Core i với tên gọi Coffeelake xây dựng trên tiến trình 10nm đầu tiên trên thế giới hứa hẹn sẽ đem lại hiệu năng và nhiệt độ tỏa ra khi sử dụng tốt hơn những người tiền nhiệm.
Ví dụ tiêu biểu : i3-8008u - i5-8250U - i7-8550u
 - Nhận biết : ix-8xxxU 
Nền tảng Graphic : : UHD Intel® 620


SO SÁNH GIỮA HAI CPU CORE I3 VÀ CORE I7






Vì vậy khi nói i7-460M mạnh hơn i3-7100U là hoàn toàn sai.
Vì sao sai . Phân tích kĩ ta sẽ thấy :
Về mặt GPU ONBOARD : i7-460M được sản xuất vào năm 2010 - i3-7100u được sản xuất năm 2017
HD Graphic HD 620 ( i3-7100u )  sẽ mạnh hơn  Intel Media Accelerator HD (i7-460M)
i3-7100u sẽ được tích hợp nhiều cải tiến hơn , sản xuất theo dây chuyền mới hơn so với i7-460M. 
Làm cho máy chạy mát hơn, tiết kiệm pin hơn , máy mỏng hơn

VỀ MẶT RAM
i3-7100u sẽ được kết hợp với ram DDR4 Buss 2100/2400  - i7 460M sẽ kết hợp ram DDR3 Buss 800-1333

VỀ MẶT GPU RỜI
I3-7100 thường sẽ đi liền với các GPU Nvidia Gefoce GT920, 940M, 
i7 460U thuongf đi luôn đi liền với GPU Nvidia Gefoce GT410 , gt520M...

bẢNG SO SÁNH NHÂN gpu

BẠN MUỐN TƯ VẤN THÔNG QUA?

Chat Qua Zalo
0926.222.000